Trong bài viết này, Phil Rhodes giải thích cách tạo khói và những hiệu ứng sương mù khác bằng cách sử dụng các thiết bị trong thế giới thực.
Khói, bụi mù và sương là những hiệu ứng đơn giản nhưng có thể tạo ra được những thứ rất phức tạp. Các hạt nhỏ lơ lửng trong không khí, dù đó là bụi, khói hay sương mù, đều tạo ra một đối tượng ba chiều rất lớn được tạo nên từ hàng tỉ hạt nhỏ bao quanh các diễn viên, các đối tượng, máy quay và các chùm sáng có thể di chuyển.
Hầu hết các tác phẩm điện ảnh thông thường đều tìm cách tạo ra cảm giác về không gian ba chiều thông qua các hình ảnh phẳng, các yếu tố như khói có thể giúp ích rất nhiều. Tầm nhìn lập thể (ba chiều), điều mà các nhà làm phim 3D cố gắng đạt được, chỉ là một trong nhiều gợi ý mà bộ não của chúng ta dùng để xác định khoảng các giữa các vật. Khói có thể tạo ra ít nhất là hai gợi ý về chiều sâu. Đầu tiên là cách mà các vật ở xa xuất hiện với độ tương phản và độ bão hòa thấp hơn, điều này tương đối dễ hiểu. Thứ hai là hiệu ứng thị sai (parallax), điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế là một đối tượng xuất hiện ở những vị trí khác nhau một cách tương đối với những người nhìn ở những vị trí khác nhau.
Nói một cách thực tế, hiệu ứng thị sai trong máy quay đề cập đến ý tưởng rằng mọi thứ trượt qua dưới tầm nhìn của một máy quay đang chuyển động ở những tốc độ khác nhau, tùy thuộc vào khoảng cách giữa vật đó với máy quay. Nó hoạt động khi chúng ta nhắm mục tiêu cho máy quay thông qua một đối tượng ở xa hơn qua một hàng rào, nhưng nó cũng hoạt động khi chúng ta có hàng tỉ hạt khói trôi nổi trong không khí. Các chùm sáng tạo ra kịch tính khi quét qua làn khói giúp tạo ra một hiệu ứng song song kết hợp với hiệu ứng thị sai. Với một mật độ khói mỏng trong không khí, mỗi đèn mà chúng ta dùng trong cảnh đó tạo ra một chủ thể nổi ba chiều.
Loại khói này – một đám mây hoàn toàn mờ ảo – khá là khó để tạo ra. Ngay cả các loại sản phẩm cao cấp chuyên dụng đôi lúc cũng phải bó tay trong việc tạo ra các đám mây khói có thể nhìn thấy, tạo ra cảm giác là đang có đám cháy khi chúng ta cố gắng tạo ra một không gian với một đám khói hữu hình. Quạt để bàn và các miếng bìa cứng được dùng nhưng vẫn rất vất vả để tạo ra và duy trì một mật độ khói phù hợp trong suốt cả ngày dài. Các ống kính có độ dài tiêu cự lớn sẽ làm cho khói trông dày đặc hơn.
Khá là khó để tạo ra được một đám mây khói, vì hầu hết khói được tạo ra là từ đám cháy, loại khói này thường bị ám muội đen, và muội đen thường gây nguy hiểm. Nhưng không có gì phải lo lắng, vì chỉ có một vài đám cháy trong phim và TV thực sự tạo ra nhiều khói, đủ để khiến cho những người anh hùng đang chiến đấu trong những khu nhà đang bị cháy bị nghẹt thở hay không thể nhìn thấy gì.
Kỹ thuật
Kỹ thuật tạo khói, bụi và sương mù thường hay thay đổi. Các máy tạo khói được bán trong các cửa hàng điện dân dụng và bạn có thể dễ dàng mua được, mặc dù nó không được như các loại cao cấp được sản xuất cho các mục đích chuyên dụng. Cơ chế hoạt động của chúng tương đối đơn giản, bạn có thể bơm một chất lỏng như nước hoặc propylene glycol hoặc glycerine qua một lò sưởi. Ngoài ra còn có một biến thể khác là máy làm mù, loại này đôi lúc cũng giống như các thiết bị cùng loại nhưng có công suất thấp hơn, lượng chất lỏng tương ứng được dùng trong thời gian dài hơn và đầu ra có thêm một cái quạt. Người bạn tốt nhất đối với các nhà làm phim ở địa phương là Le Maitre Mini-Mist, thiết bị này được trang bị một thùng nén chất lỏng và không cần dùng điện khi khối nóng vẫn còn đủ nhiệt để đun sôi chất lỏng, giúp tiết kiệm khá nhiều điện năng.
Những loại máy tạo khói khác có các cracker cho phép thổi khí nén vào một bình chứa dầu hoặc chất lỏng giống dầu và đẩy các đám mây bong bóng nhỏ nổ tung như bình xịt. Kết quả đạt được khá tinh tế, có thể tạo được những đám mây mờ đồng dạng, không phô trương. Máy này hoạt động không cần nhiệt, mặc dù chúng thường bị chỉ trích vì tạo ra một đám mây dầu có thể kết tủa trong không khí và tạo ra một lớp màng trên các vật thể nằm gần khu vực đó. Một công nghệ liên quan là máy tạo sương siêu âm, thường dùng để tạo nên hiệu ứng hơi nước đọng trên cửa sổ nhà ai đó hoặc một đám mây nước trắng đang bốc hơi. Hiệu ứng này họat động với chất lỏng có khả năng tạo sương mù và được điều khiển bởi một thiết bị được đặt chìm dưới nước rung ở tần số siêu âm. Nó cũng là một hiệu ứng không tạo nhiệt và không gây tiếng ồn.
Các hiệu ứng liên quan khác như vòi phun áp suất lớn tạo sương đôi khi cũng được sử dụng trong các công viên giải trí, đòi hỏi một máy bơm công suất lớn (ồn ào, đắt đỏ và cồng kềnh). Chúng được sử dụng chủ yếu vì chi phí vận hành rất thấp. Cuối cùng là một phương pháp được nhiều người ưa dùng: băng khô. Hiện nay bạn có thể dễ dàng mua được loại này ở một số cửa hàng bán phụ kiện nhà bếp trên thế giới. Các thiết bị biến băng khô thành sương đã được hoàn thiện (một cái rây được đặt trên dây, và một xô nước nóng). Nó tạo ra một lớp sương mù thấp có thể được mô phỏng ở một mức độ nào đó với máy tạo sương lớn, mặc dù độ trắng tinh khiết của băng khô không tương thích với các thủ thuật khác.
Nhiều hiệu ứng trong số này cần được xem xét ở mức độ an toàn. Máy tạo sương nóng và tạo ra một làn sương có nhiệt độ cao, đá khô (và các hiệu ứng từ carbon dioxide khác như vòi phun khí ga) thải khí carbon dioxide ra môi trường, gây có thởi, và thậm chí cả bình nén khí hoặc thiết bị siêu âm cũng có thể để lại những lớp màng trơn trượt. Đó là chúng ta chưa đề cập đến các thiết bị tạo khói từ pháo vì những nó đòi hỏi những người có chuyên môn thực sự mới có thể vận hành một cách an toàn, dù chúng có thể giúp tạo ra các loại khói có màu sắc rực rỡ với cường độ lớn.
Pixel Factory
0 nhận xét:
Post a Comment