728x90 AdSpace

  • Latest News

    14.9.15

    Hiệu ứng vật lý khi quay phim (P1): Bóng tối

    Bóng tối đang xâm chiếm: đó là lời nhắc nhở về việc mọi thứ ngày nay đều được thực hiện trong hậu kỳ, đây là một dấu hiệu không mấy tích cực tồn tại trong quá trình sản xuất ngày nay.


    Xử lý hậu kỳ là một trong những cách đơn giản để làm cho bộ phim trông có vẻ quyến rũ và có vẻ như được thực hiện với một kinh phí đắt đỏ. Bạn cho các diễn viên bay lên và đưa đoàn làm phim đến một địa điểm kỳ lạ, xây dựng một phim trường đồ sộ, thuê và làm ra một lượng lớn phục trang, và trên hết là thực hiện những vụ nổ lớn. Vây, ok, nó tương đối đơn giản, nhưng nó không phải là một thủ thuật: bạn chỉ tạo ra cái gì đó trông có vẻ hoành tráng rồi chỉa máy quay vào đó. Tốt hơn hết là dùng nhiều máy quay cùng một lúc. Có thể là một cái drone.

    Đối với đa số người vốn sẽ không bao giờ làm việc trong các phim trường lớn như vậy, có một thủ thuật, mà thật ra là kỹ thuật, dễ tiếp cận hơn nhiều, như tôi đã nhắc đến trong tiều đề bài viết, đó chính là sử dụng các yếu tố như: bóng tối, hơi ẩm, và khói. Thuật ngữ này ra đời từ một trích dẫn trong buổi phỏng vấn với Ridley Scott về quá trình sản xuất Blade Runner, vốn là một bộ phim kinh phí lớn vào thời điểm đó, nhưng nó sử dụng các yếu tố mà các nhà làm phim kinh phí thấp thường sử dụng. Tại đó, các nhà quay phim và các nhà thiết kế sản xuất gặp nhau và thực hiện các hiệu ứng vật lý, chúng có thể trở nên vô cùng mạnh mẽ.
    Ánh sáng và bóng tối

    Bóng tối là thứ dễ tạo ra, đúng không? Bạn chỉ cần không dùng đèn thì cảnh quay sẽ tối hù và những vật thể nằm trong vùng đó sẽ trở nên vô hình thôi đúng không? Thực ra thì không phải như vậy.

    Có nhiều thứ sẽ làm cho những nỗ lực khiến mọi thứ vô hình trở nên phức tạp, và chúng ta sẽ giải quyết chúng ở đây. Các phim ngắn trên YouTube, người làm phim thường không biết cách sử dụng bóng tối đúng cách thì sẽ khiến khán giả cảm thấy cảnh đó quá tối hoặc đơn giản là thiếu sáng.

    Đèn cần được đặt một cách cẩn thận – nhưng bạn không được bỏ qua nó. Cách tiếp cận hiện đại là dùng các nguồn sáng lớn, với ánh sáng mềm và khiến diễn viên dễ dàng di chuyển bất cứ vị trí nào mà họ muốn, nhưng nó rất khó để kiểm soát. Chắc chắn là, nguồn sáng lớn có thể bị che khuất tại một số vị trí, nhưng kích thước vùng tối tùy thuộc vào những thứ như diện tích của nguồn, và để tạo được những mảng tối theo ý muốn trong những phần cụ thể của cảnh trở nên khó khăn.


    Trong phần bình luận của đạo diễn dành cho Equilibrium, Kurt Wimmer đã thảo luận về việc sử dụng sự đổ bóng để khiến cho địa điểm có chiều sâu hơn.

    Khi dùng ánh sáng “cứng”, chúng ta có thể kiểm soát việc đổ bóng. Quay các cảnh tối và sử dụng bóng không có nghĩa là bạn cần ít đèn hơn, thậm chí bạn cần dùng nhiều đèn hơn so với thông thường, để các khu vực và các vật thể mà chúng ta muốn nhìn thấy có thể xuất hiện trên màn hình. Vì vậy, dạo diễn phải tiến hành phong tỏa khu vực khung hình. Để tránh việc các diễn viên hoặc thành viên đoàn phim không liên quan đến cảnh quay đi lang thang trong khu vực ghi hình và tình cờ lọt vào khung hình mà bạn không nhận ra ngay trên hiện trường. Dù người này có đứng trong khu vực tối hoàn toàn, thì rất có thể, người đó sẽ làm phản xạ ánh sáng và làm hỏng các thiết đặt từ trước và khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Vì đây thường là loại ánh sáng mềm có khả năng phá hủy bóng tối mà bạn đã cố công tạo ra.

    Tạo ra màn tối mịt mùng có thể khiến cảnh trở nên tối tăm, nhưng không vì vậy mà chúng ta có thể dùng đèn công suất nhỏ hơn trong trường hợp này – thật ra thì chúng ta phải làm ngược lại. Nếu có bất kỳ nguồn sáng không mong muốn ở nơi khác tác động lên địa điểm quay, bao gồm cả những tia sáng hắt lại từ chính đèn của bạn đang dùng (bounce), chúng ta đều phải triệt tiêu chúng. Để khu vực ghi hình của chúng ta có được độ phơi sáng chính xác, những thứ mà chúng ta không muốn thấy cần phải được đưa vào tình trạng không có đủ ánh sáng để xuất hiện trong khung hình. Trừ phi nó xuất hiện ở khoảng thời gian phù hợp, còn không thì tuyệt đối phải bị loại bỏ. Nhu cầu sử dụng năng lượng tuyệt đối khiến việc sử dụng đèn LED trở nên khó khăn. Tuy nhiên, bạn có một số lựa chọn khác, có rất nhiều loại đèn có công suất vài trăm watt và chúng thường không đủ để tạo ra độ tương phản cần thiết trên diện rộng.


    Một điều nữa về hắt sáng (bouncing light) mà bạn cần nhớ là: mỗi loại màu sắc có một mức độ phản xạ ánh sáng khác nhau. Các đồ nội thất hiện đại thường có màu trắng hoặc màu tương đối nhạt. Bạn sẽ rất khó làm cho chúng biến mất hoàn toàn trong khung hình vì những màu này có khả năng phản xạ ánh sáng cao. Điều đó có nghĩa là dù bạn có kiểm soát ánh sáng một cách cẩn thận đến thế nào thì cũng khó mà đảm bảo được việc mọi thứ sẽ miễn nhiễm hoàn toàn với ánh sáng. Đây là lúc mà các tấm vải đen được sử dụng. Duvetyn là một thuật ngữ cổ điển, nhưng bất cứ thứ gì có khả năng chống lửa đều có thể được sử dụng để giúp hạn chế hiện tượng phản xạ ánh sáng không mong muốn và giấu các đối tượng cần phải ẩn mình trong bóng tối.


    Số lượng thiết bị cần thiết để hỗ trợ và kiểm soát ánh sáng cũng tăng lên. Rõ ràng là nhiều đèn hơn có nghĩa là cần nhiều nhiều chân đèn hơn, nhưng nhiều khả năng bạn sẽ cần đến các đèn fresnel – loại đèn nặng hơn và đắt đỏ hơn – và mỗi cái đèn sẽ cần thêm barn door, flag và nhiều thứ khác. Thiết đặt đèn để làm nổi bật những thứ cụ thể cũng tạo ra nhu cầu xây dựng rig đèn cùng hệ thống dây sao cho không để lại dấu vết trong khung hình. Điều này có nghĩa là bạn cần dùng đến những thứ như wall spreader hay safety-critical suspension để hỗ trợ cho việc treo đèn lên cao.

    Điều này chắc chắn sẽ làm tăng thời gian set-up, hoặc cũng có thể bạn cần dùng nhiều người hơn, thậm chí là phải tăng người lẫn thời gian. Việc dùng một đèn sợ đốt 10000 wat và trimming một backlight là một việc, thiết kế ánh sáng riêng cho mỗi diễn viên và đồ vật xuất hiện trong cảnh là là một việc khác, thậm chí ngay cả khi bạn thực hiện việc này trên một phim trường có quy mô nhỏ. Những thay đổi vào phút chót có thể sẽ khiến bạn phải xây dựng lại hệ thống ánh sáng một cách nhanh nhất có thể, và bạn vẫn cần đảm bảo mức độ an toàn cần thiết cũng như việc giúp cho các hệ thống thiết bị không bị lọt vào khung hình. Nó đòi hỏi bạn phải cực kỳ cẩn thận trong việc vận hành và ở nhiều nơi, những hạn chế xuất hiện trên thực địa có thể khiến cho việc set-up trên những khu vực rộng lớn, có sự tham gia của các thiết bị hỗ trợ handheld, Steadicam và gimbal, tốn nhiều thời gian.

    Ở một mức độ nào đó, đây không thực sự là những vấn đề trong việc giấu những thứ không mong muốn xuất hiện trên màn hình vào bóng tối. Đó là vấn đề của ánh sáng “cứng” ( hard lighting), hoặc ít nhất là ánh sáng có thể điều khiển được đủ cứng để có thể tạo ra bóng tối hoàn hảo. Dù cho ánh sáng cứng đã trở nên lỗi thời vì chúng trông không được tự nhiên lắm, hoặc bởi vì nó đòi hỏi độ chính xác trong việc bố cục khung hình hơn so với các cách tiếp cận hiện nay, xét về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, dù phải đối mặt với những điểm hạn chế như vậy, nhưng nếu chúng ta đang tìm kiếm một giải pháp sáng tạo, đây có thể là một ý tưởng hay để tạo ra những hình ảnh như ý.

    Pixel Factory
    • Blogger Comments
    • Facebook Comments

    0 nhận xét:

    Post a Comment

    Item Reviewed: Hiệu ứng vật lý khi quay phim (P1): Bóng tối Rating: 5 Reviewed By: Phan
    Scroll to Top