728x90 AdSpace

  • Latest News

    10.9.17

    Những bộ phim hay nhất không đến từ Hollywood

    Mặc dù gần như thống trị điện ảnh thế giới, nhưng ngoài Mỹ vẫn còn những nền điện ảnh khác tuy nhỏ hơn nhưng đã cho ra đời không ít tác phẩm xuất sắc.

    Danh sách phía dưới là những bộ phim thành công trong thời gian qua đến từ 5 nền điện ảnh xuất sắc nhưng lại không được đông đảo khán giả Việt Nam biết đến như Iran, Thụy Điển, Đan Mạch, Áo và Canada.

    1. Điện ảnh Iran: A Separation (2011)

    Sự thành công của điện ảnh Iran trong những năm gần đây như một minh chứng hùng hồn cho việc tác phẩm điện ảnh xuất sắc không nhất thiết phải có kinh phí cao và dàn diễn viên sáng chói. Cho dù điều kiện có khắc nghiệt hơn như những quy định khắt khe của tôn giáo hay hệ thống kiểm duyệt hà khắc với vô vàn những điều luật cũng không hạn chế được sức sáng tạo, khát khao chinh phục trái tim những người yêu điện ảnh bằng sự thật trần trụi đã được gửi gắm qua từng thước phim.


    Ở đây chúng ta hãy nói về phim A Separation, niềm tự hào lớn của điện ảnh Iran khi đây là phim đầu tiên của quốc gia Trung Đông này rinh được tượng vàng về nhà. A Separation cũng quyến rũ như chính nền điện ảnh Iran vậy, một nền điện ảnh khiến cả thế giới nể phục. Khởi đầu của hành trình chinh phục các giải thưởng cao quý của A Separation là ở quê nhà Iran khi tác phẩm chiến thắng toàn bộ bảy hạng mục được đề cử ở Liên hoan phim Fajr, và kết thúc bằng một tượng vàng danh giá ở Oscar năm 2012 cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất.

    Nội dung của A Separation vô cùng đơn giản. Nó xoay quanh hai vợ chồng Simin và Nader trong một mâu thuẫn dẫn đến li hôn khi mà người vợ mong muốn gia đình di cư sang một quốc gia khác phát triển hơn để con gái họ thụ hưởng cuộc sống tốt đẹp, còn người chồng thì lại phản đối vì anh muốn được ở lại quê nhà chăm sóc cho người cha già bị bệnh. Mọi chuyện chỉ thực sự rắc rối khi người vợ bỏ về nhà mẹ sống để lại chồng và cô con gái xoay sở với người ông bị Alzheimer.


    Cặp đôi Peyman Moaadi và Leila Hatami đã xuất sắc trong việc chinh phục khán giả bằng lối diễn xuất vô cùng chân thật. Peyman Moaadi trong vai người chồng vật lộn với trách nhiệm chăm sóc người cha già bệnh tậtvà cô con gái mới lớn, đồng thời còn phải đương đầu với vụ kiện tụng hay nhân vật Simin của Leila Hatami với mong muốn thoát li thực tại, cuộc sống bức bối của một đất nước còn bị ràng buộc quá nhiều bởi những giáo điều đã thực sự khiến người xem đồng cảm.


    A Separation của đạo diễn Asghar Farhadi với nội dung đơn giản đã thực sự chinh phục được trái tim người xem. Tác phẩm tập trung phản ánh hiện thực nhiều hơn là đưa ra một giải pháp cụ thể. Bối cảnh bó hẹp trong những mâu thuẫn gia đình, những vụ kiện tụng nhưng thực sự là bàn ra rộng hơn về Iran, về sự mẫu thuẫn giữa những giá trị cũ - mới, về nền kinh tế hay xã hội Iran, về sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ, về những ràng buộc tôn giáo khiến con người ta luôn thấy bứt rứt, ngột ngạt.

    2. Điện ảnh Thụy Điển: Let the Right One In (2008)

    Thường được ví như Iran của châu Á, điện ảnh Thụy Điển luôn tập trung vào sự thật và con người, thượng tôn sự sáng tạo, mong muốn chạm vào trái tim người xem hơn là mưu cầu lợi nhuận từ doanh thu phòng vé như những gì người ta thường làm ở kinh đô Hollywood. Trong quá khứ, Thụy Điển đã đem về quê hương ba tượng vàng Oscar cho hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhấttrong nhiều lần được đề cử, bao gồm Through a The Virgin Spring (1960), Glass Darkly (1961) và Fanny and Alexander (1982).

    Trong vài năm trở lại đây, Thụy Điển có đến hai phim xuất sắc được Mỹ làm lại là Let the Right One In (2008), The Girl with the Dragon Tattoo (2009) và cả hai phim làm lại đó là Let Me In (2010), The Girl with the Dragon Tattoo (2011) đều nhận được những phản hồi tích cực từ giới phê bình. Let the Right One In ra mắt khán giả cùng năm với phim về ma cà rồng nổi tiếng là Twilight. Không hề bị lu mờ trong mắt người yêu phim, những gì tác phẩm làm được thực sự làm cả thế giới ngỡ ngàng.


    Let the Right One In xoay quanh câu chuyện tình yêu của cậu bé Oskar và cô nàng ma cà rồng hàng xóm Eli. Oskar là cậu bé sống trong gia đình đơn thân khi bố mẹ đã ly hôn. Nhút nhát và luôn bị bạn bè bắt nạt, lúc nào trong tâm trí Oskar cũng nung nấu ý định trả thù. Còn Eli là một cô nàng ma cà rồng bí ẩn, có lúc lạnh lùng, có lúc gần gũi. Điểm chung giữa Oskar và Eli là cả hai đều cô đơn, đều không có ai hiểu được họ. Chính điểm chung này đã kéo hai con người tưởng như ở hai thế giới rạch ròi xích lại gần nhau.

    Tuyết và màu trắng của tuyết ngập tràn trong mọi cảnh quay của phim khiến người xem luôn cảm thấy buồn bã, nhưng cũng chính màu sắc này đã phản ánh đúng tâm trạng của các nhân vật trong phim, họ đều cảm thấy chơi vơi và đơn độc giữa mọi người. Thật khó tin khi những diễn viên lần đầu diễn xuất như Lina Leandersson và Kare Hedebrant lại hoàn thành xuất sắc vai của mình đến thế. Những cuộc gặp gỡ thú vị, những hành động, câu thoại, ánh mắt đáng yêu dành cho nhau đều được cả hai lột tả chân thực và khiến người xem không thể rời mắt khỏi câu chuyện.


    Đạo diễn Tomas Alfredson đã thành công trong việc mượn câu chuyện tình yêu giữa người và ma cà rồng để nói về nỗi cô đơn, chênh vênh của con người. Xuyên suốt phim là những cảnh quay tuyệt đẹp mà u buồn với màu trắng xóa của tuyết, nhưng cái kết lại là một toa tàu nhỏ với những tia nắng chói chang chiếu qua khung cửa sổ, gợi mở đến một tương lai tốt đẹp hơn cho những tâm hồn cô đơn tìm được nhau và dám đưa ra quyết định mạo hiểm cho cuộc đời mình.
    • Blogger Comments
    • Facebook Comments

    0 nhận xét:

    Post a Comment

    Item Reviewed: Những bộ phim hay nhất không đến từ Hollywood Rating: 5 Reviewed By: Phan
    Scroll to Top