Cùng SoiCine điểm qua top những bộ phim hay về cuộc sống đầy ý nghĩa và muôn màu muôn vẻ mà bạn nên xem ít nhất một lần trong đời.
1. Forrest Gump
“Momma always said Life is like a box of chocolates, you never know what you’re going to get” (Mẹ tôi luôn luôn nói rằng cuộc đời giống như một hộp kẹo sôcôla, bạn không thể biết trước bạn sẽ nhận được những gì).
Forrest Gump là một trong những bộ phim hay về cuộc sống truyền cảm hứng “tủ” của rất nhiều người trên thế giới, kể cả “cha đẻ” của Tập đoàn Alibaba Jack Ma. Một “chỗ dựa” để vực dậy và đứng lên cho tất cả những ai đang buồn bã, chán nản hay mất niềm tin vào cuộc sống. Forrest Gump (Tom Hanks) bẩm sinh là một đứa trẻ bất hạnh đã không có cha, còn bị thiểu năng. Anh luôn bị bạn bè cùng trang lứa trêu trọc, bắt nạt. Người bạn duy nhất của Forrest là Jenny, chính Jenny đã phát hiện ra những khả năng đặc biệt của anh.
Forrest Gump là một trong những bộ phim hay về cuộc sống truyền cảm hứng “tủ” của rất nhiều người trên thế giới, kể cả “cha đẻ” của Tập đoàn Alibaba Jack Ma. Một “chỗ dựa” để vực dậy và đứng lên cho tất cả những ai đang buồn bã, chán nản hay mất niềm tin vào cuộc sống. Forrest Gump (Tom Hanks) bẩm sinh là một đứa trẻ bất hạnh đã không có cha, còn bị thiểu năng. Anh luôn bị bạn bè cùng trang lứa trêu trọc, bắt nạt. Người bạn duy nhất của Forrest là Jenny, chính Jenny đã phát hiện ra những khả năng đặc biệt của anh.
Tốt nghiệp đại học, Forrest nhập ngũ và tham chiến ở Việt Nam, Bubba trở thành bạn thân thứ 2 của anh. Forrest rời chiến trường với vết thương và khả năng chơi bóng bàn xuất sắc. Những biến cố nối tiếp nhau xuất hiện làm thay đổi hoàn toàn số phận Forrest. Sở dĩ bộ phim có sự kết nối mạnh mẽ với khán giả vì cuộc đời của Forrest là mảnh ghép của rất nhiều người Mỹ trong thập niên 60- 70 của thế kỷ trước. Đặc biệt trước tình yêu giản dị và chân thành mà Forrest dành cho Jenny với câu nói bất hủ: “Anh không phải là một người thông minh nhưng anh biết tình yêu là gì” luôn khiến bất cứ ai cũng phải rung động.
Hãy cùng Forrest đi hết cuộc đời anh từ lúc còn là một đứa trẻ cho tới khi lớn lên, chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc sống hiện tại của mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều và đừng để sự tuyệt vọng lấn át nữa.
2. Schindler’s List – Danh sách của Schindler
Đạo diễn Steven Spielberg đã khắc họa chân thực và xuất sắc thời kì đen tối trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ II, khi người Do Thái bị tàn sát tàn bạo bởi chính quyền của Hitler. Bộ phim kể về Oskar Schindler (Liam Neeson), một doanh nhân người Đức đã dùng quyền lực của mình để cố gắng cứu sống hơn một nghìn người Do Thái Ba Lan trong nạn diệt chủng Holocaust bằng cách đưa họ vào làm trong các nhà máy của mình. Phim được hoàn tất trong thời gian 72 ngày. Với kinh phí 22 triệu USD, đây là bộ phim hay về cuộc sống đen trắng tốn kém nhất từng được thực hiện từ trước tới nay. Giành 7 giải Oscar, bao gồm cả Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, và Nhạc phim gốc hay nhất, cũng như rất nhiều giải thưởng khác.
“Schindler’s List” (Danh sách của Schindler) vừa là một bộ phim ám ảnh, đau lòng nhưng cũng đầy sâu sắc, chứa đựng giá trị nhân văn khi nhắc nhở chúng ta nhớ về một thời kì đen tối của nhân loại
Trong năm 2007, viện điện ảnh Hoa Kỳ AFI xếp hạng phim hay về cuộc sống đứng thứ tám trong danh sách 100 phim hay nhất của Hoa Kỳ trong mọi thời đại (lên một bậc so với danh sách năm 1998). Đạo diễn Steven Spielberg đã giữ đúng lời hứa, mọi lợi nhuận được hưởng theo sau sự thành công của bộ phim, đã được ông thành lập Quỹ tài trợ Survivors of the Shoah Visual History Foundation (Hình ảnh lịch sử của những nạn nhân sống sót sau nạn Diệt chủng Do Thái), một tổ chức phi lợi nhuận có mục tiêu là lưu trữ những chứng cớ được quay thành phim của nạn nhân sống sót Holocaust.
Schindler’s List được đón nhận nồng nhiệt tại Israel, luôn được phát sóng trên truyền hình quốc gia hàng năm vào ngày tưởng niệm Holocaust, không bị lược bỏ, không bị kiểm duyệt và không bị cắt ngang bởi quảng cáo.
3. Life is Beautiful – Cuộc Sống Tươi Đẹp
Ra mắt năm 1997, bộ phim xoay quanh người đàn ông luôn có vẻ ngoài lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh Guido (Roberto Benigni thủ vai). Anh là một người Do Thái lên thành phố tìm việc vào năm 1939, ông vô tình gặp và yêu cô giáo Dora (Nicoletta Braschi) ngay từ cái nhìn đầu tiên. Dù Dora đã đính hôn với một người đàn ông giàu có, sự hài hước, những hành động cưa cẩm vừa liều lĩnh vừa thành thực, lại có đôi chút hồn nhiên đã giúp Guido có được trái tim của cô. Và cả hai nên duyên vợ chồng. Tình yêu của họ đơm hoa kết trái và cho ra đời bé trai Joshua (Giorgio Cantarini) kháu khỉnh.
Nhưng hạnh phúc giản đơn ấy chẳng thể kéo dài được lâu trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa Phát-xít. Vào đúng sinh nhật, Joshua cùng Guido và người chú Eliseo bị quân lính đưa lên tàu vào trại tập trung những người Do Thái – nơi đồng nghĩa với cái chết. Yêu chồng, thương con nên dù là người Italy, Dora vẫn xin được lên cùng chuyến tàu tới địa ngục trên, tất cả chỉ để được gần gũi gia đình. Ở trại tập trung, nơi có thể khiến những người đàn ông can đảm nhất phải bật khóc, Guido bất ngờ nghĩ ra một cách để giữ cho tâm hồn non nớt của con trai Joshua không bị tổn thương. Ông nói dối cậu bé rằng toàn bộ những thứ liên quan tới trại tập trung này đều là một trò chơi và người chiến thắng với 1.000 điểm sẽ nhận phần thưởng là một chiếc xe tăng. Bất cứ hành động khóc, phàn nàn nào của Joshua đều sẽ khiến hai bố con bị trừ điểm. Một phim hay về cuộc sống, một câu chuyện cổ tích nơi lao tù đã được bắt đầu như thế…
Tuy không có một cảnh quay chiến trận nào nhưng khán giả vẫn cảm thấy được sự bạo tàn của chủ nghĩa phát-xít và thương tiếc những người vô tội đã thiệt mạng trong Thế chiến thứ hai qua cách kế chuyện tinh tế của đạo diễn kiêm diễn viên Benigni.
4. The Pursuit of Happyness – Mưu cầu hạnh phúc
“The Pursuit of Happyness” là bộ phim hay về cuộc sống được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật về Chris Gardner (Will Smith) – một nhân viên bán hàng không may gặp thất bại trong kinh doanh khiến nợ nần chồng chất, hạnh phúc tan vỡ, bị đuổi ra khỏi căn nhà thuê do không trả đủ tiền thuê nhà hàng tháng….
”Don’t ever let somebody tell you you can’t do something! You got a dream… You gotta protect it.” (Đừng để bất kỳ ai nói rằng con không thể làm điều gì đó! Con có giấc mơ…. Con hãy bảo vệ nó).
Cuộc sống trở nên đường cùng khi anh và đứa con trai 5 tuổi (Jaden Smith) buộc phải lang thang trên đường phố cả đêm hay phải bon chen giữa dòng người hướng về phía nhà thờ với hy vọng kiếm được một chỗ ngủ. Tuy nhiên, may mắn đã mỉm cười khi anh giành được vị trí thực tập sinh tại một Công ty chứng khoán và bằng nỗ lực phi thường, Chris đã đánh bại mọi thử thách của cuộc đời để có được thành công như ý muốn.
Phim ca ngợi ý chí, niềm tin và sự vươn lên không ngừng của con người cũng như nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc.
5. 3 idiots – Ba Chàng Ngốc
“There was knowledge everywhere. Go get it from anywhere you can”. (Kiến thức ở khắp mọi nơi. Đi tích lũy nó ở bất cứ nơi nào mà bạn có thể
Sẽ là đáng tiếc khi chưa từng xem qua bộ phim “3 idiots”, là một trong những bộ phim nổi bật nhất của điện ảnh Ấn Độ kể về 3 người bạn Farhan, Raju và Rancho. Mỗi người xuất thân từ một hoàn cảnh khác nhau và chính điều này khiến việc học của họ cũng có sự khác biệt. Rancho học hoàn toàn vì nhiệt huyết con tim trong khi Farhan học vì nguyện vọng của người cha và Raju học để giúp gia đình thoát nghèo. Bộ phim là câu chuyện cảm động về tình bạn, đồng thời khẳng định một bài học đắt giá “Đại học không phải là con đường duy nhất”.
6. The Help – Người Giúp Việc
“The Help” được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ăn khách cùng tên của nữ nhà văn Kathryn Stockett xuất bản năm 2009. Phim đem tới một cái nhìn tổng thể về xã hội Mỹ thập niên 1960 – khi nạn phân biệt chủng tộc ở giai đoạn mạnh mẽ nhất.
”Big changes start with small steps” (Những thay đổi lớn lao luôn bắt đầu từ những bước đi nhỏ)
Được xoay quanh câu chuyện của ba người phụ nữ mang tính cách và số phận khác nhau, nhưng mối quan hệ của họ rất đặc biệt. Trở về quê nhà Jackson, Mississippi, sau khi tốt nghiệp đại học, Skeeter (Emma Stone), một cô gái da trắng đam mê viết lách, được nhận vào làm việc tại tờ Thời Báo Jackson. Phụ trách chuyên mục mẹo vặt và quét dọn, nên Skeeter phải nhờ cậy tới sự giúp đỡ của Aibileen, người giúp việc ở nhà cô bạn thân của mình. Lúc này câu chuyện lại chuyển hướng sang cuộc đời Aibileen và mối quan hệ tình cảm giữa bà vú da đen Aibileen (Viola Davis) và những đứa trẻ da trắng của chủ nhà cũng rất ấm áp, chính xã hội làm con người ta biết kì thị nhưng lựa chọn điều đó là do chính họ.
Sức hút của “The Help” chính là câu chuyện đầy tính nhân văn, cách kể chuyện lôi cuốn, dàn diễn viên tài năng và những khuôn hình đẹp, giúp truyền tải trọn vẹn khá toàn diện về giai đoạn lịch sử của những người giúp việc da màu bị những người chủ da trắng sở hữu. Họ nhận đồng lương rẻ mạt và bị kỳ thị đủ điều, và rồi sự im lặng đã bị phá vỡ để tạo ra bước ngoặt làm rung chuyển cả một thời đại.
7. To Live – Phải Sống
Không còn cách nào hay hơn việc mang đến ý chí, nghị lực sống cho con người bằng cách đưa ra những cái chết đau thương trước mắt họ, để mọi người trân trọng sinh mạng của chính mình.
“To Live” được Tây phương ca ngợi có giá trị về nghệ thuật cũng như về lịch sử xã hội. Bộ phim bị cấm chiếu ở Trung Quốc vì nó đã để lộ cho thấy những mặt xấu, những sai lầm trầm trọng của Cộng sản Trung Hoa trong quá khứ.
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu dựa trên tiểu thuyết Phải sống của tác giả Dư Hoa đã khắc họa về 40 năm cuộc đời của Từ Phú Quý (Cát Ưu), xuất thân trong một gia đình giàu có thời Dân Quốc, nhưng lại nghiện cờ bạc nên chẳng mấy chốc lâm vào cảnh trắng tay. Sau đó, trải qua cuộc Nội chiến Trung Quốc và chính phủ cộng sản nắm quyền, gia đình phải trải qua những biến cố thăng trầm để tồn tại trong một xã hội đầy rối ren và bất ổn. Dù được đánh giá cao về khía cạnh nghệ thuật và đạt được Giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes 1994, bộ phim bị cấm chiếu tại Trung Hoa đại lục vì nội dung nhạy cảm, chỉ trích những chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không chỉ vậy đạo diễn Trương Nghệ Mưu bị tước quyền làm phim trong hai năm.
Mỗi một cảnh đời trong “To Live” của Trương Nghệ Mưu luôn có câu chuyện riêng, tất cả phải đối mặt với đủ đau khổ cay đắng nhưng luôn tự nhủ mình phải sống và sống cũng phải cần nghị lực.
8. Nobody Knows (Dare mo shiranai) – Không Ai Biết
Nobody Knows đã mang về giải “Nam diễn viên chính xuất sắc” cho diễn viên nhí 14 tuổi Yūya Yagira ở LHP Cannes 2004.
Dựa trên những sự kiện có thật về bốn đứa trẻ bị bỏ rơi, “Nobody Knows” là tác phẩm kể về một người mẹ độc thân tên Fukushima Keiko chuyển đến căn hộ mới cùng cậu con trai 12 tuổi Akira (Yūya Yagira) và 3 đứa bé còn lại xuất hiện sau đó đều là anh chị em ruột cùng mẹ nhưng đều khác cha. Không lâu sau, người mẹ gặp được nhân tình mới và cô đã bỏ rơi đám trẻ. Chỉ để lại cho Akira một số tiền ít ỏi trong túi và phải chăm sóc cho các em. Vậy là bọn trẻ lâm vào hoàn cảnh biệt lập, không được đi học, ngày ngày cố trốn tránh chủ nhà để giữ bí mật về sự tồn tại của chính chúng, để không bị đưa vào trại trẻ mồ côi.
“Nobody Knows” là bộ phim hay về cuộc sống. Không có bạo lực, không có kịch tính hay những cảnh giật gân, nhưng vẫn cứa vào lòng khán giả với những vết dao đau nhói. Dường như điều khiến người xem đau lòng hơn cả từ câu chuyện dày vò này là việc bọn trẻ đang tự hủy hoại cuộc sống của chính chúng.
9. The Curious Case of Benjamin Button – Dị Nhân Benjamin
Câu chuyện được sáng tác dựa trên một câu nói vui của nhà văn Mark Twain: “Cuộc sống sẽ chắc chắn vui vẻ hơn nếu chúng ta có thể sinh ra ở tuổi 80 và dần dần đi đến tuổi 18”. Điều đó có thích thú và kỳ diệu giống như những gì Mark Twain nói không?
Được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên do nhà văn Mỹ F.Scott Fitzgerald sáng tác năm 1921. Bộ phim kể về nhân vật Benjamin Button (Brad Pitt), người sinh ra với cơ thể của một ông lão 80 tuổi và trẻ dần theo thời gian, bởi sự “ngược đời” mà ngay khi chào đời đã bị cha ruột bỏ rơi trước cửa viện dưỡng lão. Ben trải qua tuổi thơ cô đơn, chỉ biết làm bạn với mẹ nuôi – một bà nội trợ da đen và những ông lão, bà lão lẩn thẩn. Lớn lên, Ben tham gia thế chiến 2, rồi rơi vào lưới tình yêu với Daisy (Cate Blanchett), một cô gái trẻ đẹp, nhưng tình yêu đó cũng nhanh chóng bị những bất đồng trong suy nghĩ và số phận đẩy đưa cản trở. Đỉnh điểm của sự trái ngược này là khi Daisy trở thành bà cụ còn Ben lại là đứa trẻ, đến tận cuối đời Ben mới phải trải qua cảm xúc nổi loạn của lứa tuổi dậy thì, đó là sự cáu kỉnh, trầm cảm, hội chứng mất trí nhớ và bé lại giống như đứa trẻ sơ sinh qua đời trên bàn tay Daisy.
10. The Godfather – Bố Già
Dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo, The God Father – Bố già được xem là phim Mỹ hay xuất sắc nhất mọi thời đại.
“The God Father” còn gây ảnh hưởng đến những băng nhóm xã hội đen ngoài đời thực vì họ cũng bắt chước cách xử sự, nói chuyện và ăn mặc y như trong phim.
Vito Corleone (Marlon Brando) là ông trùm khét tiếng nhất tại Mỹ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, con trai út của ông – Michael (Al Pacino) sau khi trở về từ Thế chiến II quyết định không tham gia bất cứ phi vụ gì của gia đình. Nhưng trong đám cưới của con gái Vito, một trận chiến khốc liệt nổ ra trong thế giới tội phạm, Michael chứng kiến cha mình bị bọn mafia đối đầu ám sát. Tuy nhiên, cha anh đã may mắn thoát chết trong vụ ám sát này. Sau khi phá vỡ được kế hoạch ám sát lần thứ hai, anh quyết định đi báo thù cho cha mình. Nhưng cũng từ đây, Michael bước vào hành trình đầy máu và hiểm nguy, anh sẽ làm gì? Với tình tiết thắt nút, mở nút đan xen cũng như những màn đấu súng nguy hiểm, phim đưa người xem đến với thế giới tội phạm đầy bạo lực, tàn nhẫn với những vỏ bọc giả dối thông qua câu chuyện của một gia đình mafia gốc Italy ở New York.
“Bố Già” thu về 268 triệu đô la trên toàn cầu, giành 3 giải Oscar và luôn nằm trong số những bộ phim hay nhất của mọi thời đại.
0 nhận xét:
Post a Comment