Cũng giống như các nghệ sĩ khác, một cinematographer giỏi phải liên tục tìm cách trau dồi tay nghề của mình. Mặc dù việc nói “practice, practice, practice” khá dễ dàng, nhưng việc tìm ra những phương cách sáng tạo và thực tế để mở rộng nền tảng tri thức của bạn, ngày này qua ngày khác, không hề dễ dàng.
Hãy cùng tìm hiểu 7 điều mà bạn có thể làm để biến mình thành một cinematographer giỏi hơn.
Học từ nhiếp ảnh
Một điều cơ bản mà bạn cần nhớ, đó là: điện ảnh và nhiếp ảnh có khá nhiều quy tắc chung. Mặc dù vậy, bạn có thể lập luận rằng, điện ảnh cao cấp hơn, bởi nhiếp ảnh chỉ là một khung hình tĩnh, còn nhiếp ảnh thì cần phải tối đa hoa tất cả các yếu tố của nó để truyền tải một cảm giác và kể một câu chuyện. Các thiết đặt camera như độ phơi sáng, nhiệt độ màu và độ sâu trường ảnh cũng quan trọng như các khải niệm về bố cục như quy tắc một phần ba, lấy nét, tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh.
Dùng Instagram
Dù có thích hay không, Instagram không chỉ đơn thuần là một hiện tượng văn hóa, nơi chuyên được dùng để chia sẻ ảnh đồ ăn thức uống, nó là một công cụ mạnh mẽ cho các cinematographer tham vọng. Tùy thuộc vào việc bạn sử dụng tiềm năng của nó như thế nào, Instagram có thể trở thành một phương tiện tuyệt vời để thử nghiệm các quan điểm mới và tìm hiểu xem điều gì khiến một số hình ảnh nhất định trở nên nổi bật. Với các tùy chọn chỉnh sửa chuyên sâu của nó, cho phép bạn điều chỉnh mọi thứ, từ độ tương phản, màu sắc, highlight và shadow, nó là một chương trình tuyệt vời để bạn có thể liên tục thử nghiệm điều mới mẻ.
Thực hành Storyboard
Mặc dù đây không phải là phần quyến rũ nhất của nghề này, nhưng storyboard thường là một phần quan trọng trong công việc của một cinematographer. Một cinematographer giỏi thường phải vẽ storyboard cho từng shot trong toàn bộ phim – thường là bằng tay. Nếu bạn là một người nhanh nhạy về mặt công nghệ, bạn có thể dùng một số ứng dụng hỗ trợ vẽ storyboard. Nhưng hãy chắc chắn là bạn sẵn sàng để lặn sâu, vì storyboard là nơi mà một cinematographer thực thụ có thể tỏa sáng.
Thử nhiều máy quay và ống kính khác nhau
Một DP giỏi không chỉ cần có sự hiểu biết toàn diện về quay phim mà còn phải có được sự khôn ngoan về mặt công nghệ máy quay. Hãy tìm cách quay trên nhiều loại máy quay khác nhau – bạn có thể thuê, mượn hoặc mua – đây là một cách tốt để mở rộng hiệu biết về các loại máy quay. Khi bạn thử quay bằng nhiều máy quay khác nhau, bạn hãy cố để hiểu điểm mạnh và điểm yếu của từng loại máy quay đối với phong cách hình ảnh của riêng bạn.
Sử dụng nhiều loại tỉ lệ khung hình khác nhau
Một cách khác có thể giúp cinematographer thoát ra khỏi vòng an toàn của mình (điều này rất quan trọng cho sự tiến bộ), là tập quay ở nhiều tỉ lệ khung hình khác nhau. Một cinematographer giỏi nên hiểu toàn diện về việc một shot quay sẽ có những gì trong các loại khung hình khác nhau, từ 1:1 đến khung hình điện ảnh 2.35:1. DP sẽ là người có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc chọn tỉ lệ khung hình phù hợp cho một project và sẽ đưa ra các lựa chọn và khuyến nghị của họ dựa trên tính chất của câu chuyện.
Học chỉnh màu
Số lượng thành viên trong đoàn phim ngày càng ít hơn và các vai trò tiếp tục được gộp lại. Một cinematographer giỏi trong môi trường đa chiều ngày nay cần phải có hiểu biết sâu sắc về chỉnh màu. Nếu bạn suy nghĩ về vấn đề này, bạn sẽ thấy rằng việc một DP hiểu rằng hình ảnh và màu sắc sẽ thay đổi như hậu kỳ, anh ta sẽ chuẩn bị cho việc đó trong khi quay, và giúp tạo ra một kết quả cuối cùng thật tuyệt vời.
Xem các Tutorial
Chúng ta thực sự đang sống trong thời kỳ hoàng kim của thông tin, vì bất kỳ điều gì bạn muốn học, bạn đều có thể tìm thấy trên internet. Làm phim có lẽ là một trong những ví dụ tuyệt vời nhất của việc dân chủ hóa tri thức, vì có vô số video giải thích tất cả mọi thứ, từ các kiến thức cơ bản về cinematography đến việc chia sẻ các mẹo, thủ thuật trong quay phim và phân tích về cinematography trong các kiệt tác của điện ảnh.
Nguồn: Pixelfactory
0 nhận xét:
Post a Comment